Huấn luyện Laika

Laika tập luyện với hộp kháng áp (mô hình phục chế)

Để trở thành phi hành gia thực thụ, Laika cùng với các "đồng nghiệp" khác đã phải trải qua những cuộc thử nghiệm và tập luyện gắt gao.

Nhằm quen dần với việc sống trong khoang lái chật hẹp của tàu Sputnik-2, các con chó này đã bị nhốt liên tục trong những chiếc lồng chật hẹp trong khoảng từ 15 - 20 ngày.

Chúng còn phải làm quen với việc mang quần áo đặc biệt cũng như tập dùng những loại thức ăn đóng hộp ở dạng lỏng.

Để quen với những rung động mạnh và tiếng gầm rú của động cơ phản lực, chúng phải thường xuyên luyện tập với máy ly tâm mô phỏng quá trình tăng tốc của tên lửa đẩy, cũng như thiết bị mô phỏng tình trạng không trọng lực. Sau mỗi lần luyện tập, nhịp tim của chúng đều tăng gấp đôi.

Kết thúc khóa huấn luyện,chó Albina được chuyển sang bộ phận thử nghiệm sức chịu đựng của cơ thể sống trong điều kiện gia tốc cực lớn khi tên lửa đẩy khởi hành; chó Mushka được chuyển sang làm ở bộ phận thử nghiệm các thiết bị cứu hộ và khoang đổ bộ của tàu vũ trụ.

Riêng Laika được sử dụng để nghiên cứu sức chịu đựng của cơ thể sống trong điều kiện không trọng lực. Và chính nhiệm vụ này đã giúp Laika trở thành sinh vật sống đầu tiên bay vào vũ trụ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Laika http://vortex.accuweather.com/adc2004/pub/includes... http://www.astronautix.com/craft/sputnik2.htm http://www.mentallandscape.com/S_Sputnik.htm http://www.novareinna.com/bridge/laika.html http://www.nytimes.com/partners/aol/special/sputni... http://www.space.com/news/080411-laika-monument.ht... http://www.space.com/news/laika_anniversary_991103... http://adsabs.harvard.edu/abs/2002iaf..confE.288M http://nssdc.gsfc.nasa.gov/database/MasterCatalog?... http://history.nasa.gov/SP-4408pt1.pdf